Translation Assignment_week1_ “Back to Square One – A New Turning Point (1)” by Author Anita H.
Submission: Nov 29th, 2014 by BSTO, A New Turning point_Transl by Thu Hương Nguyễn #M-509)
Xin chào các bạn bè trên Linkedln,
Tôi được mời để viết blog đầu tiên trên Linkedln và tôi lấy làm vui vì được làm điều đó. Đây là một vài ý nghĩ trong ngày hôm nay:
Nếu ai đó nói với tôi rằng tôi là người tham vọng và tập trung cho sự nghiệp, tôi sẽ kịch liệt phủ nhận điều đó vì tôi không cho mình là người như vậy. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng tôi nghiện công việc, bởi vì làm việc khiến tôi hạnh phúc.
Thực tế thì tôi thích làm gì đó có cấu trúc và tổ chức rõ ràng. Vì vậy việc đọc một cuốn từ điển mang đến cho tôi nhiều niềm vui bởi vì tất cả các từ ngữ được định nghĩa một cách rõ ràng và theo hệ thống, từ này nối tiếp từ kia, giống như đống quần áo trong tủ của tôi. Chúng được sắp xếp theo màu sắc, kích cỡ, chất liệu và theo mục đích sử dụng.
Vì vậy khi làm việc, tôi cũng thích phân loại và tập hợp các giấy tờ theo chủ đề. Tôi không biết liệu có phải thói quen này được hình thành khi tôi được đào tạo như một thư kí hay công việc đầu tiên liên quan đến những con số thống kê đã giải phóng hầu hết những ám ảnh của tôi về việc sắp xếp, ít ra là trong việc sắp xếp giấy tờ. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, khi được đào tạo ở Thụy Sĩ, nơi mà người ta yêu cầu bạn làm lại toàn bộ lá thư chỉ vì 3 lỗi đánh máy sẽ cứ biến bạn thành một bà cô khó tính.
Điều tồi tệ là tôi có xu hướng ôm đồm tất cả mọi lĩnh vực: Lịch sử, quan hệ quốc tế, tâm lí, tôn giáo, zen, Phật giáo,luật pháp, xã hội học, truyền thông đa văn hóa, , dịch thuật, marketing, truyền thông xã hội, bạn có thể kể tiếp, vân vân….
Chúng ta có thể gọi điều này là tham lam không? Theo định nghĩa Phật học – chắc chắn rồi
Chúng ta có thể gọi điều này là không chắc chắn? Được lắm chứ nếu đứng trên quan điểm của Nietzsche và Hegel
Chúng ta có thể coi việc này là lành mạnh chứ? Ồ, còn tùy thuộc vào việc chúng ta nhìn nhận mọi việc thế nào.
Chồng tôi quả quyết rằng tôi không tiêu tốn nhiều tiền bởi vì tôi không mua sắm. Hehe. Đó là một điểm tốt, và nó rất đúng. Nếu bạn buồn chán, bạn đi mua sắm và bạn tiêu tiền. Tôi ư, tôi không buồn chán. Tôi có quá nhiều việc để làm. Đọc hàng tấn quyển từ điển, ví dụ như cuốn“từ điển Penguin về các quan hệ quốc tế (bằng tiếng Anh)” – tôi mất 3 năm để đọc cuốn này mà vẫn chưa xong; sau đó là cuốn “từ điển tiếng Việt về Phật giáo” – kể từ khi tôi mua nó và bắt đầu đọc là 5 năm mà chưa thể hoàn thành 1/10 độ dày của nó hoặc là quyển “từ điển Luật của nước Pháp”, tôi dành gần 5 năm để đọc cuốn này kể từ khi tôi quyết định đọc về luật pháp và bắt đầu với cuốn “Thuật ngữ hệ thống Luật nước Anh” và “từ điển La-tinh về các thuật ngữ Luật”
Ồ, danh sách này còn dài, và khi tôi dành rất nhiều năm để nghiên cứu và tìm tòi, tôi quyết định sẽ tận dụng ứng dụng mới để chia sẻ những nghiên cứu của tôi với những nhà nghiên cứu khác thông qua một vài blog và các ấn phẩm trên mạng.
Một trong số đó là http://yourvietbooks-references.blogspot.com nơi mà tôi giới thiệu những tài liệu tham khảo liên quan đến những môn học về thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Tôi làm hàng loạt những thuật ngữ bằng 2 thứ tiếng Anh – Việt để giúp các sinh viên Việt Nam chuẩn bị từng bước cho một chương trình học MBA quốc tế.
Một điều nữa đóng góp vào những nghiên cứu này đó là luận án Tiến sĩ về Phương Pháp Luận Nghiên Cứu của tôi ở UPEC. Tôi xem blog này như mà hình vi tính của mình nơi tôi ghi chép những cuốn sách, video, podcast và những tài liệu tham khảo khác về các lĩnh vực như triết học, xã hội học, kinh tế, chính trị liên quan đến chủ đề nghiên cứu của tôi.
Nhưng dự án yêu thích nhất của tôi vẫn là hướng đến việc thúc đẩy và dịch NHỮN CUỐN SÁCH CỦA VIỆT NAM VÀ VỀ VIỆT NAM theo trang web http://yourvietbooks.com. Trên Blog này, tôi giới thiệu một loạt những cuốn sách của những tác giả Việt Nam đã được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và hiện tại đang được bán trên Amazon (không phải tôi bán đâu nha!). Bước tiếp theo mà tôi làm là tìm những cuốn sách về Lịch sử, Tâm lý hoặc Văn học và dịch chúng sang tiếng Anh và/hoặc tiếng Pháp cho những người đọc không phải người Việt Nam.
Tôi cũng bắt đầu dịch hàng loạt những sách được những tác giả nói tiếng Anh tài trợ với mong muốn có thể đến tay độc giả Việt Nam: Loạt sách đầu tiên là “Dharma Space” của tác giả Dillon Masters, một tác giả về Phật học người Mỹ. Dự án thứ 2 được đặt tên theo cuốn sách “Câu chuyện Việt Nam” của tác giả Trương Bửu Lâm, một giáo sư dạy Lịch sử Mỹ – Việt. Dự án thứ 3 tôi thực hiện năm 2014 với cái tên “ tiếng Anh nền tảng về MBA cho sinh viên Việt Nam” bao gồm những môn học chính của các chương trình MBA.
Bạn thấy đấy, thời giản rảnh rỗi của tôi được sử dụng rất tốt. Còn bạn thì sao?
Rất mong đợi được nghe những câu chuyện của bạn.
Chúc một ngày tốt lành.
Anita H.
November 29, 2014 at 1:58 pm
BSTO, A New Turning point_Transl by Thu Hương Nguyễn #M-509
November 29, 2014 at 2:15 pm
Thank you Thu Huong. Your translation sounds good. Looking forward to the next one. Prof. Anh Tho Andres
November 29, 2014 at 2:17 pm
Reblogged this on SBI Training Solutions and commented:
Thank you Thu Huong. Your translation sounds good. Looking forward to the next one. Prof. Anh Tho Andres
Pingback: Trở lại Xuất Phát Điểm – Một Bước Ngoặt Mới – Hãy đếm những điều may mắn của bạn :) | Thu Hương Nguyễn