Translation Assignment_week9_ “Back to Square One – A New Turning Point (9)” by Author Anita H.
Source: https://www.linkedin.com/pulse/20140903162335-307348893-back-to-square-one-a-new-turning-point-9
Submission: Jan 25th, 2015 by BTSO, A New Turning point_Transl by Thu Hương Nguyễn #M-509)
Chúng ta khác nhau như thế sao? Truyền thông giao văn hóa.
Những bài đăng trong 10 ngày vừa qua của tôi đã nhận được một vài bình luận của một số người bạn, một tín hiệu đáng mừng phải không nào? Những điều nhỏ nhặt trong những câu chuyện của tôi cũng có thể so sánh với những vấn đề nóng hổi đang diễn ra hàng ngày.
Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu mỗi chúng ta làm tròn trách nhiệm của mình, và bằng các hành động nhỏ, giúp giảm thiểu những điều thống khổ trên thế giới, chính chúng ta đã tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
Để trả lời các câu hỏi mà những người bạn mới gửi cho tôi về nền tảng của niềm tin Phật Giáo của tôi, và một điều quan trọng nữa là tầm quan trọng của trao đổi thông tin liên văn hóa, tôi muốn dẫn một câu trả lời ngắn mà tôi đã viết không hề ngượng ngập trên diễn đàn vầ Sức mạnh Biến đổi của Kinh nghiệm liên văn hóa như dưới:
TRÍCH DẪN
“Chia sẻ về những kinh nghiệm liên văn hóa: Là một người Việt Nam trưởng thành từ cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, tôi được thụ hưởng từ cả nền văn hóa Pháp và Mỹ trong những năm tuổi trẻ. Sau thất bại của Sài Gòn (hay còn gọi là “giải phóng” Sài Gòn), tôi là một trong 800 ứng cử viên thành công trong 43,000 người thi vào đại học của một Việt Nam mới được thiết lập. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc như một biên phiên dịch chuyên nghiệp về 5 thứ tiếng, tiếng Nga và Đức. Sau đó là tiếng Đức, Thụy Sĩ và tiếng Na-Uy. Với nền tảng đó, tôi có kinh nghiệm về rất nhiều những kịch bản về việc trao đổi thông tin liên văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí trong cùng một dân tốc, chia sẻ cùng một niềm tin, nói cùng một thứ tiếng. Trong những nghiên cứu của tôi về đạo Phật, tôi nhận thấy rằng con người hình thành bởi sự nhận thức rằng chúng ta đến với thế giới thông qua những gì chúng ta cảm nhận từ những giác quan và môi trường xung quanh, và cách mà chúng ta trung hòa một cách có nhân thức về những suy nghĩ tiêu cực và xây dựng những suy nghĩ tích cực thông qua quá trình thiền tịnh. Tôi vẫn đang nghiên cứu về vấn đề này và thấy rằng điều này giúp ích rất nhiều để nâng cao lòng trắc ẩn để hiểu “những người khác” khi bạn giao tiếp với họ. Từ những cuốn sách mà tôi đọc về chiến tranh ở Việt Nam, tôi cũng nhận ra rằng rất nhiều thất bại và mất mát của cuộc sống có thể không xảy ra nếu hai bên cho nhau cơ hội để hiểu về đối phương. Đối với tôi, việc hiểu văn hóa của người khác bắt nguồn từ việc thông thoáng hơn trong suy nghĩ rằng có rất nhiều cách để giải quyết một vấn đề, và không ai có thể đúng hoàn toàn. Nếu chúng ta học cách lắng nghe một cách chủ động, chúng ta có thể tìm ra cách giải quyết những tranh chấp mà không phảu sử dụng những phương pháp cưỡng bức để áp đặt suy nghĩ của mình lên vấn đề đó.” ( tháng 5/2011)
HẾT TRÍCH
Vào giữa năm 2011, tôi vẫn lạc quan về viễn cảnh của một thế giới công bằng và bác ái, nơi mà những xung đột có thể giải quyết thông qua những cuộc đàm phán và đồng thuận. Kể từ đó, khi kết nối thường xuyên thông qua Internet và tìm hiểu nhiều hơn về tình hình thật sự của thế giới, tôi nghĩ rằng việc hiểu văn hóa của người khác không thôi chưa đủ, mà thêm vào đó, chúng ta nên học để hiểu những lợi ích của thế giới hoạt động thế nào và làm sao để giải quyết vấn đề trong một “bối cảnh nhất định”. Tôi nhận ra rằng không chỉ ở mức độ của tôi, trong một giới hạn nhỏ hẹp, mà ở tất cả các mức độ, không quan trọng công việc của bạn lớn hay nhỏ như thế nào, thách thức đối mặt với trao đổi thông tin liên văn hóa vẫn rất lớn.
Trước khi chúng ta hiểu “liên văn hóa” nghĩa là gì, chúng ta cần định nghĩa thế nào là văn hóa. Giáo sư Raymond Williams, trong cuốn sách của ông “Những từ khóa, từ mới của văn hóa và xã hội” đã viết rằng:
TRÍCH
“Văn hóa là một trong hai hay ba những từ phức tạp nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh […], chính bởi từ này bây giờ được sử dụng như một khái niệm quan trọng trong một vài quy tắc trí tuệ riêng biệt và một vài hệ thống suy nghĩ riêng biệt và không tương thích.”
Trong trang 87 và 93 trong cuốn sách của ông, sau một đoạn miêu tả ngắn về sự phát triển của từ này trong văn học Anh, ông so sánh sự phát triển này trong tiếng Đức và Pháp, để kết luận rằng ngày nay chúng ta hiểu về văn hóa bằng cách sử dụng phổ biến nhất như “ nhạc, văn, hội họa, điêu khắc, kịch và điện ảnh”
Ông cũng trích dẫn, Kroeber and Kluckhohn, những người trong nghiên cứu của ông “ Văn hóa: một sự xét lại tới hạn của khái niệm và định nghĩa” có viết “khó khăn khi chọn nghĩa của một từ “đúng”, “chính xác” hay “cụ thể” và bỏ qua những nghĩa khác thì gây ra sự lỏng lẻo và rối rắm, và cách sử dụng khái niệm cần phải được làm rõ. Vì vậy trong khảo cổ học và trọng nhân chủng học văn hóa, tham chiếu về văn hóa hoặc một nền văn hóa chỉ là cơ bản cho sự sản xuất nguyên liệu, trong khi trong lịch sử và những nghiên cứu về văn hóa, tham chiếu này là cơ bản cho những hệ thống biểu hiện và biểu tượng”
Sau đó ông viết thêm rằng “Cách sử dụng từ văn hóa trong những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, có sự đa dạng đáng kể. Ví dụ, trong tiếng Đức thuộc nhóm ngôn ngữ Scandinavian và Slavoni, cách sử dụng nhân chủng học thì rất phổ biến. trong khi ở các thứ tiếng khác như Ý hay Pháp, cách diễn giải thì rõ ràng phụ thuộc vào ý nghĩa của nghệ thuật hay kiến thức. Đối với ông giữa các ngôn ngữ hay trong một ngôn ngữ nhất định, phạm vi và sự phức tạp của ý nghĩa và tham chiếu thể hiện cả sự khác biệt về vị trí tri thức và một vài sự trừng khớp. Những sự đa dạng này bao gồm những quan điểm thay thế của các hoạt động, mối quan hệ hay các quá trình mà từ phức tạp này biểu hiện. Sự phức tạp, là để nói rằng, cuối cùng không phải do từ này mà vấn đề là sự đa dạng trong cách sử dụng của nó. Tóm lại, ông giải thích rằng “Sự phức tạp trong việc sử dụng từ ‘văn hóa’ trong tiếng Anh là bởi sự liên đới những cách sử dụng liên quan đến sự hiểu biết rộng, tao nhã và khác biệt giữa nghệ thuật ‘bậc cao’ (văn hóa) và nghệ thuật thông thường và giải trí” […] và thêm vào đó ‘cách sử dụng từ văn hóa cũng được mở rộng ra cách sử dụng xã hội và nhân chủng học và những thành tố kết cấu này như là các nhánh của văn hóa . Những thành tố kết cấu ấy, hoặc là bị bỏ qua, hoặc là giảm bớt sự ảnh hưởng đến ý nghĩa phức tạp cũng như việc khó sử dụng của từ văn hóa”
Ông kết luận rằng “Cách sử dụng hiện nay của “chủ nghĩa văn hóa” để thể hiện sự đối nghịch của phương pháp luận và cấu trúc luận trong phân tích xã hội, giữ lại nhiều ý nghĩa khó ban đầu và không thường bỏ qua sự phức tạp”
HẾT TRÍCH
Tất nhiên, nghe có vẻ rất ‘học thuật’ và khó hiểu, thậm chí với tôi, người đã sử dụng 2/3 thời gian rảnh rỗi của mình trong suốt 30 năm qua để giải mã từ điển và từ vựng. May mắn thay, những nhà lí luận hiện đại và những người thúc đẩy trao đổi thông tin liên văn hóa làm cho cuộc sống của chúng ta – những sinh viên dễ dàng hơn, với ngôn ngữ thực dụng và thực tế.
Lấy ví dụ như Iris Varner và Linda Beamer, trong cuốn sách ‘truyền thông liên văn hóa ở nơi làm việc toàn cầu hóa” tái bản lần thứ 5 (Mc Grawhill Irwin, 2011) đã đề cập đến sự cần thiết của việc Khả Năng truyền thông Kinh Doanh Liên Văn Hóa và phát triển đa dạng văn hóa và đề xuất một loạt những bài học thực tế về “Văn hóa và truyền thông” với vai trò của ngôn ngữ và không ngôn ngữ trong truyền thông kinh doanh liên văn hóa và tầm quan trọng của kĩ năng đàm phán liên văn hóa. Cuốn sách cũng bao quát những vấn đề của chính phủ và pháp lý, sự ảnh hưởng của cấu trúc kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp cũng như chức năng của liên văn hóa trong những Công ty Quốc tế.
Là một phiên dịch viên đa ngôn ngữ, chủ yếu giải quyết những đàm phán liên văn hóa và truyền thông giao văn hóa, tôi thường xuyên gặp những tình huống mà chỉ hiểu về ngôn ngữ hay bối cảnh kinh tế không thì không đủ.
Đôi khi công việc đòi hỏi cao này cần một sự cập nhật tình hình thị trường kinh tế vĩ mô cũng như những phân tích sự phát triển về địa chính trị của những sự kiện trên thế giới. Đây là động lực chính để giảng dạy bởi vì hoạt động này giúp tôi giữ được những mối liên hệ với sự quan tâm của sinh viên trong lĩnh vực này.
Thách thức càng ngày càng lớn hơn khi đàm phán thường xảy ra ở khoảng cách xa, skype hoặc những cuộc họp trên điện thoại, nơi mà đôi khi cả hai bên đều gặp trở ngại bởi sự hạn chế trong tiếng Anh và không hiểu nhiều về văn hóa của đối phương cũng như áp lực thời gian trong hầu hết các trường hợp
Cá nhân tôi, tôi thích những thách thức mới và tôi thích gặp gỡ mọi người, vì vậy tôi không ngày những giờ làm việc căng thẳng.
Cảm ơn vì đã chú ý và hẹn lần tới,
Anita H